Cẩm nang DORIS paint

SƠN NỘI NGOẠI THẤT

Sơn là một loại vật liệu có cấu tạo vô định hình, dễ gia công và tạo màng mỏng trên bề mặt vật liệu, màng sơn sau khi khô sẽ hình thành một lớp chất rắn, bám dính chắc chắn trên bề mặt vật liệu
Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, có đặc tính che phủ, bám dính được nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế sản phẩm sơn được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích: - Trang trí: màng sơn sau khi khô sẽ tạo được độ bóng, độ tương phản, màu sắc đa dạng và những nét đặc sắc khác thu hút ánh mắt người nhìn - Bảo vệ: màng sơn phủ lên bề mặt vật liệu nhằm mục đích bảo vệ vật liệu chịu được môi trường khắc nghiệt, ngăn chặn các tác nhân ăn mòn và các tác nhân bất lợi khác - Các tính chất đặc biệt như: cách điện, cách nhiệt, phản quang, chống lại sự hoạt động sinh học và bền với nhiều môi trường
Thành phần cơ bản của sơn bao gồm: - Chất kết dính (chất tạo màng) - Titan dioxit - Bột màu (chất tạo màu) - Bột độn ( kaolin, bột đá trắng) - Phụ gia ( chất bảo quản, chất tạo độ đặc…) - Dung môi ( nước đã qua khử khuẩn ) Chất kết dính (chất tạo màng): Là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng. Bột màu (Pigments). Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất màng sơn như: Độ bóng, độ bền,… Màu gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ. - Màu vô cơ (Màu tự nhiên): Tông màu thường xỉn, tối (trừ Dioxid Titan), cho độ phủ cao, độ bền màu tốt. - Màu hữu cơ (Màu tổng hợp): Tông màu tươi (sáng), cho độ phủ thấp, độ bền màu thường thấp hơn màu vô cơ. Bột độn (Extender). Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất sản phẩm như: tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng…Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc… Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất màng. Dung môi: Là chất hoà tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi sử dụng.
Đế tìm hiểu sơn được sản xuất bằng cách nào, chúng ta hãy tìm hiểu qua sơ đồ công nghệ sản xuất sau đây: (1) Nguyên liệu: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào (2) Pre-mix: Đây là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt. (3) Nghiền: Là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm. (4) Let down: Là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm. (5) Lọc: Là quá trình loại bỏ các tạp chất.
DORIS đã sản xuất các loại Sơn sau đây: - Sơn nội thất cao cấp: Sơn mịn, bóng mờ, siêu bóng - Sơn ngoại thất cao cấp: Sơn mịn, bóng, siêu bóng, sơn men sứ đặc biệt - Sơn trang trí: Sơn bóng phù Clear, sơn nhũ vàng 9999 - Sơn kháng kiềm và chống thấm: Sơn lót kháng kiềm nội ngoại thất, sơn lót chống thấm, sơn màu chống thấm cao cấp - Bột bả: bột bả nội thất, bột bả ngoại thất
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ như sau: - Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng - Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn) - Quá trình tiến hành sơn - Chất lượng của sản phẩm sơn. Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.
Sơ đồ sơn là sơ đồ để hướng dẫn thực hiện việc thi công sơn theo trình tự đúng. Công việc thi công sơn cũng giống như việc xây 1 ngôi nhà bao gồm các công việc: TT Xây nhà Sơn 1 Đào móng Xử lý bề mặt 2 Đặt móng, dựng cột Sơn lót 3 Xây, hồ tường, lợp mái Sơn phủ Sơ đồ cơ bản : Xử lý bề mặt Sơn 1 lớp lót Sơn 2 lớp phủ Do đó cần phải tuân thủ đúng sơ đồ sơn để nâng cao tuổi thọ của công trình.
Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có các tác dụng sau: - Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ. - Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hoá học xảy ra từ bên trong như: kiềm hoá, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hoá, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét… Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ. Những bề mặt ngoài trời bắt buộc phải sơn lót.
Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có năng chống rêu mốc, chịu được tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là laọi sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có khả năng chống rêu mốc, chịu được sự tác động của môi trường như nắng, mưa… Nếu dùng sơn nội thất sơn cho bên ngoài sẽ xảy ra các hiện tượng như: Màng sơn bị phấn hoá. Màng sơn bị rêu mốc. Màng sơn bị bay màu. Trên bao bì của sản phẩm sơn đều có ghi rõ loại sơn (nội thất hay ngoại thất), vì vậy cách phân biệt là đọc kỹ bao bì.
Tuỳ theo điều kiện môi trường thực tế, điều kiện sử dụng thực tế, chất lượng, chủng loại sơn sử dụng mà màng sơn có tuổi bền từ 3 năm cho tới 8 năm.

BỘT BẢ

Độ phủ là số mét vuông mà 1 lít hoặc 1 kg sơn (hoặc bả) có thể che phủ được. Cách xác định sơn (hoặc bả) cần dùng: - Phải xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn (hoặc bả) - Tra cứu độ phủ của loại sản phẩm cần sơn (hoặc bả) theo hướng dẫn của nhà sản xuất, từ đó tính lượng sơn (hoặc bả) cần sử dụng
Bột bả tường là 1 loại vật liệu xây dựng, có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. Bột bả tường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm: - Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện - Tăng độ bám dính kết cấu. Các thành phần cơ bản của bột bả tường: - Chất kết dính - Chất độn - Phụ gia Chất kết dính: Gồm 2 loại: - Chất kết dính dạng khoáng: Cement, Gypsum - Chất kết dính Polymer Chất độn: Chất độn được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy, tăng thể tích. Các loại bột độn thường hay được sử dụng: Carbonate Calcium Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm một phần rất nhỏ trong thành phàn sản phẩm nhưng đóng vai trò rất quan trọng tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết: - Giữ nước cho thời gian ninh kết - Giúp thi công dễ dàng - Chống nứt - Cải thiện tính đống rắn và thời gian đóng rắn
Việc xử lý bề mặt sẽ tuỳ thuộc vào loại bề mặt: Bề mặt mới: - Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới bả bột. - Bề mặt phải được làm sạch trước khi bả: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ. Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác. Bề mặt cũ - Bề mặt quét vôi: Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà hoặc phun nước áp lực cao để sạch lớp vôi trên bề mặt; Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà; Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt. - Bề mặt đã sơn: Nếu bề mặt vẫn còn tốt không bị bong tróc, không bị mềm thì chỉ cần làm sạch bề mặt rồi sơn lại; Nếu bề mặt bột bị bong tróc, bị bở, bị mềm thì phải dùng bàn sủi để cạo toàn bộ lớp bột cũ, tiến hành làm sạch bề mặt sau khi đã cạo sạch, nên sửa bằng nước sạch.
Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất khác nhau. Bột bả tường ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ rất lớn). Ngoài ra nó còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động của ánh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng ngăn hoàn toàn tia cực tím). Bột bả tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa) và nếu lớp sơn phủ không chống thấm thì bột bả tường ngoài trời còn bị ngấm nước khi trời có mưa. Các ảnh hưởng trên đối với bột bả tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột bả tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao. Vì những điều trên, nhà sản xuất phải thiết kế 2 loại sản phẩm bột bả tường ngoại thất và bột bả tường nội thất. Để phân biệt bột bả trong nhà hay ngoài trời, ta cần phải đọc kỹ trên bao bì mà nhà sản xuất quy định.
Cách trộn bột trét tường: Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14-16kg (lit) nước sạch cho 1 bao bột 40kg. Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục. Dùng máy trộn cầm tay hoặc dùng cây khuấy trộn cho thật đều thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất. Để hỗn hợp trong khoảng 7-10 phút cho các hoá chất trong bột phát huy tác dụng. Sau đó khuấy trộn lại 1 lần nữa rồi tiến hành thi công.