VÌ SAO SƠN TƯỜNG NHÀ BẠN NHANH CHÓNG HỎNG HÓC?

VÌ SAO SƠN TƯỜNG NHÀ BẠN NHANH CHÓNG HỎNG HÓC?

Sau một khoảng thời gian khoác lên “chiếc áo” xinh đẹp cho căn nhà, và rồi bỗng dưng bạn nhìn thấy lớp sơn trên tường nhà bạn xuất hiện vết loang lổ, nấm mốc, bong tróc,… Điều này không những làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nhà bạn mà còn tốn rất nhiều thời gian để khắc phục. 

Hãy cùng Doris paint tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên cũng như cách phòng tránh ngay sau đây.

1. Hiện tượng kiềm hóa

Đây là hiện tượng sơn bị biến màu, bạc thành các vệt màu trắng hoặc vàng, loang lổ thành từng mảng trên tường.

Nguyên nhân:

  •  Sơn được thi công khi tường chưa khô hoàn toàn.
  • Không sử dụng sơn lót hoặc sơn lót không chống kiềm.
  • Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài.

Cách phòng tránh:

  •  Để bề mặt hồ vữa khô ít nhất 30 ngày trước khi sơn.
  • Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường,…).
  • Sử dụng sơn lót chống kiềm chất lượng.

Biện pháp khắc phục:

  • Xả nhám bề mặt sơn cũ để hơi nước thoát ra, đồng thời xử lý triệt để các nguồn gây ẩm.
  • Làm vệ sinh về mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi và các chất dầu mỡ.
  • Sơn một lớp sơn chống kiềm, sau đó hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa.

2. Tường sơn bị nấm mốc

Xuất hiện nấm mốc màu sẫm hoặc rêu tảo màu xanh trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ bị ẩm.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) cho tường ngoài trời.
  • Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng.
  • Chất lượng sơn kém (chống nấm mốc không hiệu quả).

Cách phòng tránh:

  • Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm.
  • Sử dụng sơn có tính năng chống nấm, rêu mốc.

Biện pháp khắc phục:

  • Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để xử lý nấm mốc trên tường, làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
  • Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao,…)

3. Màng tường sơn bị phấn hóa

Đây là hiện tượng xảy ra khi màng sơn có một lớp phấn mỏng trên bề mặt, dễ dàng phát hiện khi dùng tay chà lên bề mặt.

Nguyên nhân:

  • Bề mặt bột trét không được làm sạch.
  • Sử dụng sơn kém chất lượng với hàm lượng bột màu và bột độn cao.
  • Màng sơn bị ăn mòn trong thời gian dài do thời tiết.

Biện pháp khắc phục:

  • Sử dụng bàn chà cứng loại bỏ phấn, sau đó vệ sinh lại bề mặt.
  • Nếu vẫn còn phấn thì sơn thêm một lớp sơn lót gốc dầu, sau đó thêm hai lớp sơn phủ chất lượng.

4. Bề mặt sơn xuất hiện bọt khí

Bọt xuất hiện khi có những bong bóng xuất hiện trên màng sơn.

Nguyên nhân:

  • Sơn không được khuấy kĩ trước khi sử dụng.
  • Sơn còn dư trên bề mặt tường nhà.
  • Sử dụng sơn chất lượng kém hoặc sơn không đúng phương pháp.

Cách phòng ngừa:

  • Lựa chọn sơn chất lượng và không để sơn tồn dư trên bề mặt thi công.
  • Lắc sơn đúng thể tích và đúng phương pháp.

Biện pháp khắc phục:

  • Đầu tiên xả nhám cho hết bọt và tiến hành sơn lại.

5. Màng sơn bị bong tróc

Màng sơn có thể bị tróc lớp sơn phủ hoặc toàn bộ các lớp sơn do độ bám dính giảm.

Nguyên nhân:

  • Do tường bị thấm.
  • Sử dụng sơn kém chất lượng.
  • Xử lý bề mặt kém.

Cách phòng ngừa:

  • Dùng loại sơn thích hợp, đặc biệt không sử dụng loại sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
  • Dùng các loại sơn cao cấp có chứa bột màu bền.

Biện pháp khắc phục:

  • Xử lý vết nứt hoặc nguồn gây ẩm (nếu có).
  • Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi,…

6. Xuất hiện vết con lăn trên bề mặt sơn

Màng sơn không được bằng phẳng, có vết cọ hoặc con lăn khi màng sơn khô.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng sơn kém chất lượng.
  • Sơn tiếp lớp thứ 2 bằng cọ hoặc con lăn khi lớp đầu tiên chưa khô hoàn toàn.
  • Sử dụng loại cọ hoặc con lăn có chất lượng kém.

Cách phòng ngừa:

  • Dùng sơn chất lượng cao, độ dàn phẳng tốt.
  • Sử dụng cọ hoặc con lăn tốt, thích hợp cho từng loại sơn.
  • Pha loãng theo đúng chỉ định. 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *